Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Vách kính, cửa nhôm kính

Phương thức phân loại mặt dựng rất đa dạng, người ta có thể căn cứ vào hình dạng mặt dựng để chia thành:
1.Mặt dựng 4 mặt nhôm như hình dưới đây:

4-bar dies 4-bar
   Kết cấu này cũng thường được sử dụng trong thực tế, nhìn bên ngoài vào ta thấy được các thanh chia dọc và ngang của khung mặt dựng  cùng với các ô kính, hệ mặt dựng này có thể được dùng cho các toà nhà cao tầng cũng như thấp tầng với độ an toàn khá cao, bạn cũng có thể tạo gam màu khác nhau giữa thanh profile trong và ngoài của mặt dựng, điều đó làm đa dạng màu sắc công trình của bạn. Vấn đề của hệ này là khả năng cách nhiệt giữa 2 môi trường trong và ngoài được chúng tôi giải quyết bằng việc sử dụng các đệm cách nhiệt.

2. Mặt dựng 2 mặt nhôm (type 2-side):


   
2-side 
dies 2-side
   Kết cấu này cũng thường được sử dụng trong các công trình từ nhỏ, vừa và lớn, với kiểu kết cấu nhìn bên ngoài chỉ gồm 2 mặt keo và 2 mặt nhôm, tạo sự khác biệt giữa các ô cửa khác nhau, bạn có thể lựa chọn đường keo cho mặt ngang hoặc mặt đứng, Chúng tôi khuyên bạn nên dùng đường keo cho mặt ngang, còn nếu bạn chọn lựa mặt keo cho đường dọc như mô hình trên đây thì chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn giải pháp để tránh đọng nước cũng như bám bụi tại vị trí thanh ngang, chúng tôi cũng đưa ra giải pháp cho các bạn để sử lý vấn đề truyền nhiệt từ môi trường ngoài vào trong và ngược lại để tránh tổn thất năng lượng cho công trình của bạn.
3. Mặt dựng 4 mặt keo (type hide):

4-side 
dies 4-side
Nhìn từ bên ngoài công trình của bạn, bạn có thể sẽ không nhìn thấy các khung chia ô kính, và như vậy nếu nhìn từ xa công trình của bạn có thể chỉ như một tấm chắn khổng lồ. Kết cấu này có những ưu điểm riêng so với các kết cấu đã giới thiệu, do không có thanh chia khung nên bạn có thể thoả sức trang trí cho khung cảnh bên ngoài nhà bạn, bạn có thể dùng sự đa dạng của các ô kính để tạo thành hình quảng cáo, hay những ô màu theo ý muốn của bạn.
   Ngoài ta người ta còn kể đến hệ tường chắn có thanh trang trí(decoration, alum.dec...) và không có thanh trang trí.
    Chính sự đa dạng của phối màu nhôm kính hay các phụ liệu khác tạo cho mặt dựng những tính chất mà tường thông thường không so sánh được. các sản phẩm tường chắn của chúng tôi đảm bảo khả năng chịu rung động cho phép, khả năng cách âm, cách nhiệt, tuổi thọ độ bền, đẹp cao.
   Nếu phân loại phương pháp lắp ráp ta có thể kể đến hệ lắp theo kiểu tách rời (stick system) và kiểu từng ô lắp sẵn (unit system), kỉểu trung gian cho cả hai (sumi-system). Đây cũng là cách phân loại khá phổ biến trong ngành xây dựng. Về phân loại kiểu này bạn có thể tham khảo bài viết cơ bản về mặt dựng của chúng tôi (giới thiệu chung về mặt dựng) 
 Đoạn sau này tôi xin trình bày chi tiết về cách khác biệt của phương pháp lắp ráp:
Các bạn tham khảo một dạng mặt dựng của chúng tôi:
 

curtain wall
  Đây là kiểu 4 mặt keo (type hide) và được lắp ghép theo dạng từng thanh riêng lẻ (stick system) hoặc kiểu kết hợp (sumi-system). 
Phương thức lắp ráp kiểu này có thể như sau: sau khi ghép các thanh hoặc một số phần ô chế tạo sẵn (unit system), phần còn lại sẽ được lắp ráp để hoàn thiện:

ghep cua kinh 
Mô hình lắp ráp như sau:

phuong thuc lap rap
   Tương tự ta có thể đưa ra mô hình lắp ráp kiểu từng ô chế tạo sẵn (unit system):

Photobucket
  Các ô được ghép với nhau sau khi đã được chế tạo sẵn ở nhà máy và mang ra công trường, chúng ta có thể tham khảo một vài kết cấu mối ghép tiêu biểu của cả hai hệ lắp ráp trên:
  A. Mối ghép một dạng kiểu các thanh với nhau:

lap rap thanh 
B.Mối ghép thanh dọc với các phụ kiện liên kết để định vị: lap rap thanh mullion 
C. Mối ghép cụm phụ kiện, thanh dọc với kết cấu sàn bê tông: lap rap 2 dang 
D. Mối ghép giữa 2 thanh bên của dạng kiểu lắp ráp các ô sẵn với nhau: thanh middle
   Các dạng liên kết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khách quan cũng như chủ quan, chúng tôi chỉ xin đưa ra trích dẫn vài kiểu mang tính chất tham khảo, chi tiết cụ thể chúng tôi sẽ trình bày trong các bản thiết kế.

Hệ thống nhà thông minh

Hiện nay nhu cầu nhà ở đòi hỏi thật tiện nghi, sang trong và đặc biệt phải an 
toàn. Hệ thống nhà thông minh dần dần đã đi vào cuộc sống của người dân Việt 
Nam.
Công ty đã nguyên cứu Hệ thống nhà thông minh nhằn đám ứng được nhu 
cầu của người dân Việt Nam, không chỉ là những nhà cao cấp mới cần đến hệ thống này, 
chúng tôi đã đưa ra giá cả hợp cho những nhà dân bình thường có thể sử dụng hệ thống 
của chúng tôi, tiết kiệm điện, an toàn cho chính bạn, sang trong, tiện nghi.
Xin giới thiệu đến quý khách Hệ Thống Điều Khiển Điện Thông Minh:
Sơ đồ hệ thống điện thông minh
Chức năng:
Bật/Tắt tại chỗ.
Bật/Tắt điện từ xa bằng Remote.
Bật/Tắt điện từ xa bằng điện thoại.
Bật/tắt điện từ máy vi tính.
Bật/Tắt điện từ internet.
Bật điện khi có chuyển động.
Bật điện khi mở cửa.
Với những chức năng trên bạn có thể quản lý hệ thống điện nhà bạn một các an toàn nhất, 
bạn đi làm bạn không nhớ bạn đã tắt điện hay chưa? Bạn chỉ cần một cuộc gọi điện thoại, 
hoặc chỉ cần một kích chuột trên máy tính bạn có thể quản lý được điện trong nhà bạn.
Với những công tắc điều khiển từ xa bằng Remote, sóng RF xuyên tầng bạn có thể điều 
khiển xa 100m, Công suất mỗi đầu ra của công tắc 500W, công tắt thiết kế sang trọng, cảm 
ứng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
Sử dụng cho quạt, đèn…

Cảm biến định vị trong ngành công nghiệp tự động

Với độ phân giải lên đến 1μm và đo được khoảng cách từ 100-1.000mm bằng điện áp/dòng 
điện analog, SSI hoặc đầu ra liên kết I/O, cảm biến vị trí tuyến tính LI-Q25 của 
Minneapolis-TURCK có khả năng hoạt động lặp lại và thực hiện công việc chính xác hơn 
cảm biến từ giảo và biến trở.
LI-Q25 có nguồn bức xạ và hệ thống cảm ứng thu được gắn chính xác trong bo mạch in, để 
kích hoạt tần số cao AC và sản sinh mạch cảm ứng cộng hưởng  RLC với bộ phận định vị. 
Vì thế, mạch cảm ứng của nó có thể liên kết cảm ứng với cuộn cảm thu được sắp xếp theo 
các mức điện áp cung cấp khác nhau, để đo tín hiệu cảm biến.
Khác với các cảm biến vị trí từ giảo và cảm biến cảm ứng từ tính được ứng dụng trong máy 
chế biến kim loại, máy cán hay máy phun ép hiện nay, cảm biến LI-Q25 không đòi hỏi tích 
hợp thiết bị định vị từ trường, nên nó không bị ảnh hưởng bởi các mảnh vụn kim loại. 
Ngoài ra, nó còn sử dụng tín hiệu dao động đầu ra trong khoảng 0-10 V, 4-20 mA, để tăng 
tốc độ và tính chính xác cho hệ thống điều khiển vi xử lý. Tín hiệu dao động này tương ứng 
chương trình cảm biến tuỳ chọn trong khu vực chắn ngắn có độ lớn 29mm mỗi bên và độ 
giao động nhiệt độ từ -25 -700C.
Bằng những tính năng gia công thông minh và linh hoạt đã được tích hợp, cảm biến định vị 
độ phân giải tuyến tính LI-Q25 chắc chắn sẽ là “vũ khí chiến lược” cho các đơn vị sản xuất 
trong ngành công nghiệp tự động.

Quỳnh Anh (Theo processonline.com)

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Hoạt động của hệ thống quản lý bãi xe thông minh - Mắt thần 2.0

Mắt thần 2.0 được xây dựng dựa trên cơ sở công nghệ nhận dạng biển số xe kết hợp và công nghệ tích hợp điều khiển thiết bị, trang bị đầy đủ các chức năng cho phép quản lý một cách thông minh các bãi xe, giải quyết nhanh chóng và chính xác các tình huống thường gặp trong vấn đề trông giữ ô tô, xe máy, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đạt được các tiêu chí AN TOÀN, NHANH CHÓNG, HIỆN ĐẠI...
Hoạt động của hệ thống:

* Cấp phát thẻ và qui định sử dụng thẻ:
 Mắt thần 2.0 cho phép quản lý được thẻ gửi xe với 2 hình thức:
- Thẻ nhân viên: thẻ cấp phát cố định cho nhân viên đăng ký thường xuyên gửi xe tại bãi gửi. Nhân viên tự quẹt thẻ khi đi qua điểm kiểm soát vào/ra bãi gửi xe.
- Thẻ khách: thẻ khách được làm sẵn với số lượng tùy thuộc vào dung lượng bãi gửi dành cho xe khách. Thẻ khách được phát ra cho khách vào gửi xe và thu lại khi khách đưa xe ra khỏi bãi gửi tại điểm kiểm soát.
* Loại thẻ:Tuỳ chọn của đơn vị sử dụng: thẻ chip thông minh, thẻ barcode…
* Nguyên lý hoạt động
Xe vào:
· Đối với xe khách vào gửi, nhân viên bảo vệ lấy 01 thẻ khách quẹt vào đầu đọc thẻ rồi giao cho khách. Khi đó, hình ảnh biển số xe và hình ảnh mặt chủ xe được 02 camera ghi lại và lưu trữ trong máy tính. Engine Mắt thần 2.0 làm việc, tiến hành nhận dạng biển số xe ra dữ liệu text, cùng với thông tin số thẻ nhận về để thiết lập 01 bản ghi cơ sở dữ liệu xe gửi gồm đầy đủ các thông tin: mã số thẻ, biển số xe (dạng text), hình ảnh biển số xe, hình ảnh mặt chủ xe, ngày giờ xe vào… 
· Đối với xe nhân viên vào gửi, quá trình lặp lại tương tự trên chỉ khác là nhân viên tự quẹt thẻ đã được cấp phát và thông tin nhân viên sẽ được hiển thị.
· Kết nối tự động mở barie (nếu hệ thống có sử dụng barie)
· Giao tác xe vào gửi thành công sau 01 thao tác quẹt thẻ. Hình 1,3 là giao diện Mắt thần 2.0 thu được ngay khi thẻ được quẹt cho xe vào gửi.
Xe ra:
· Đối với xe khách ra, nhân viên bảo vệ thu lại thẻ và quẹt vào đầu đọc thẻ. EngineMắt thần 2.0 lập tức làm việc tương tự như lúc xe vào: chụp ảnh biển số xe, mặt chủ xe, nhận dạng biển số xe ra dữ liệu text đồng thời Mắt thần 2.0 tự động hiển thị thông tin của xe lúc vào gửi lên màn hình, tự động so sánh biển số xe ra với xe vào theo cùng mã số thẻ vừa quẹt để kết luận tính hợp lệ của xe ra. Nếu xe ra hợp lệ, hệ thống thông báo số tiền theo thời gian gửi (nếu bãi xe có thu phí gửi xe). Ngược lại, hệ thống sẽ cảnh báo để nhân viên bảo vệ quan sát màn hình kiểm chứng tính hợp lệ của xe ra.
· Đối với xe nhân viên ra, quá trình lặp lại tương tự trên chỉ khác là nhân viên tự quẹt thẻ đã được cấp phát và thông tin nhân viên sẽ được hiển thị.
· Kết nối tự động mở barie (nếu hệ thống có sử dụng barie)
· Giao tác xe ra thành công sau một thao tác quẹt thẻ. Hình 2,4 là giao diện Mắt thần 2.0 thu được ngay khi thẻ được quẹt cho xe ra.
 
Hình 1. Giao diện hiển thị khi xe máy vào gửi


Hình 2. Giao diện hiển thị khi xe máy ra


 Hình 3. Giao diện hiển thị khi ô tô vào gửi

 Hình 4. Giao diện hiển thị khi ô tô ra
 
Tác giả bài viết: MT-JSC

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Nhìn lại tình hình nghiên cứu và phát triển cảm biến tại các trường đại học Việt Nam

Bao năm qua với sự cố gắng của các nhà khoa học, kỹ sư ngành tự động hóa nước nhà, mặc dù chậm, nhưng vẫn tiến những bước rất chắc chắn, ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Với sự cố gắng của cả cộng đồng, khái niệm cảm biến giờ đây trở nên gần gũi và thường xuyên xuất hiện ở các giải pháp công nghệ từ quy mô phòng thí nghiệm, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn đa quốc gia. Tuy vậy, việc thực sự chế tạo được cảm biến cùng mạch đo để thu thập và hiển thị dữ liệu vẫn còn là những mốc mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm suy ngẫm và đi tìm câu trả lời.
Nghiên cứu, chế tạo cảm biến và thiết bị đo lường liên quan tới công nghệ nguồn, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và trình độ khoa học công nghệ cao cấp. Trong lịch sử đơn vị đi đầu trong nghiên cứu chế tạo cảm biến và linh kiện bán dẫn là Nhà máy Z181, nay là Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao Mai, được thành lập ngày 15/9/1979 dưới tên gọi “Nhà máy bán dẫn Việt Nam” - đơn vị đầu tiên và duy nhất được đầu tư đồng bộ các dây chuyền công nghệ gồm các thiết bị từ Nhật Bản và các nước Tây Âu để nghiên cứu và sản xuất vật liệu và các linh kiện bán dẫn điện tử (Tranzitor, Diot, Thyristor, Senso bán dẫn và các sản phẩm điện tử khác). Từ năm 1979 đến năm 1989, thị trường chủ yếu của công ty là các nước Đông Âu (Tiệp khắc, Liên Xô, Ba Lan). Tuy nhiên, do một số biến cố về thị trường nên đến đến năm 1989, nhà máy đã tập trung vào sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước bao gồm các sản phẩm như: Tivi, Radio, Đầu đĩa CD, VCD, tăng âm và các thiết bị bảo vệ…Ví dụ này cho thấy rằng Nhà nước ta đã có những tầm nhìn cực kỳ chiến lược khi đầu tư một cách bài bản nhằm cho ra những sản phẩm chất lượng cao, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao của người Việt trong đó. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Chứng cứ là Z181 đã chuyển sang giai đoạn gia công hàn dán bề mặt, một công đòi hỏi trình độ công nghệ thấp hơn sản xuất bán dẫn và vi điện tử.
Quay trở lại quy mô phòng thí nghiệm, nghiên cứu và phát triển cảm biến đòi hỏi có hệ thống phòng sạch. Ở quy mô này, ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển do được thụ hưởng Phòng thí nghiệm vi điện tử và bán dẫn trong khuôn khổ hệ thống phòng thí nghiệm VH(i) được Vương Quốc Hà Lan tài trợ. Sau đó, đến những năm 2000s, Phòng thí nghiệm công nghệ nano (LNT) thuộc ĐH Quốc gia Tp.HCM được xây dựng. Phòng sạch của cả hai đơn vị này ở giai đoạn đầu tốt nhất đạt chuẩn Class 1.000 (con số 1.000 được tính theo tổng số hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 0.5 µm qua thể tích 1 phút khối (ft3) trong 1 phút). Hiện tại đơn vị thứ ba trong cả nước có phòng sạch vi điện tử, bán dẫn là ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ hoàn thiện phòng thí nghiệm dự kiến vào quý 2/2013, đây là được coi là phòng thí nghiệm được đầu tư ở quy mô lớn và đồng bộ vào thời điểm này.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai nghiên cứu những cảm biến thể rắn lần đầu tiên vào những năm 1990s, và đến giờ đơn vị này vẫn được coi là đơn vị hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực này. Cảm biến có cấu trúc phức tạp nhất được phát triển ở đây vào những ngày đầu là loại cảm biến nhạy ion hiệu ứng trường (ISFET) do nhóm nghiên cứu hệ thống sinh học và khoa học sự sống (www.biomat.edu.vn) thuộc Viện ITIMS triển khai. Đây là loại cảm biến dựa trên cấu trúc MOSFET (Kim loại – Oxit – Bán dẫn hiệu ứng trường), thay đổi duy nhất ở ISFET so với MOSFET là lớp kim loại cổng của cảm biến được thay bằng một màng lọc lựa ion (ISM). Để chế tạo ISFET chúng ta cần tối thiểu 5 bộ mặt nạ với nhiều quy trình công nghệ phức tạp. Đối tượng đo lường của ISFET thường ở trong dung dịch, do đó, để ổn định thế rơi trên màng nhạy ion, người ta sử dụng thêm một điện cực so sánh. Cảm biến hóa học loại này ban đầu đơn giản được nghiên cứu ứng dụng để phát hiện H+, nghĩa là đo độ pH của nước. Sau này các nghiên cứu định hướng ứng dụng trong y sinh phát hiện ra rằng có sự liên hệ giữa độ pH (hay nồng độ H+) với các tương tác sinh học xảy ra trong dung dịch.
Một loạt các nghiên cứu tiếp sau đó được triển khai nhằm xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong nước (dựa trên sự ức chế hoạt tính xúc tác của enzyme họ choline-esterase hoặc tyrosinase) sử dụng loại cảm biến này. Hiện tại, ISFET được phát triển thêm một bước khi sử dụng các dây nano các bon thay cho kênh dẫn điện giữa cực nguồn và cực máng của cảm biến nhằm làm tăng độ nhạy và độ chọn lọc.
Mặt nạ dùng trong khắc vi mạch bằng ánh sáng (quang khắc) - Ảnh: Tùy Phong
Một cấu trúc khác được phát triển nhằm ứng dụng trong cảm biến sinh học tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tối giản được quy trình chế tạo khi chỉ sử dụng duy nhất một mặt nạ (mask - xin lưu ý giá của một mặt nạ cho tấm Si 4” hiện nay vào khoảng 1.000 Đô la trở lên tùy thuộc vào mức độ phức tạp khi thiết kế). Cảm biến này có thể xác định được độ dẫn điện bề mặt ở vùng tín hiệu rất nhỏ. Với loại cảm biến này, nếu chuẩn bị tốt, người ta có thể cho ra một mẻ cảm biến (tới hàng ngàn chip) sau 2 ngày làm công nghệ tính từ giai đoạn oxi hóa nhiệt, quang khắc, phún xạ, cắt phiến và sẵn sàng cho việc đóng gói. Thay đổi thiết kế, làm đơn giản quy trình công nghệ, chúng ta phải chấp nhận một sự thật là loại cảm biến độ dẫn có cấu trúc răng lược có độ nhạy và độ hồi phục kém hơn so với ISFET. Tuy vậy, các loại cảm biến này được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu tương tác ADN- ADN, kháng nguyên - kháng thể, tương tác giữa các protein…
Trong khi BIOMAT tập trung định hướng theo các ứng dụng trong y sinh thì nhóm cảm biến khí của ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai các nghiên cứu phát triển các loại cảm biến ứng dụng trong môi trường. Cụ thể các nhà khoa học ở đây nghiên cứu, chế tạo các loại cảm biến nhạy với các loại khí độc, khí dễ gây cháy nổ thường thấy trong các hộ gia đình, công xưởng, hầm mỏ hoặc trong các động cơ đốt trong. Cảm biến khí dạng màng mỏng vào thời điểm ban đầu được phát triển trên nền Si, một mặt của cảm biến có phủ một lớp vật liệu nhạy khí, mặt kia được là một vi lò cỡ mili-oát. Khi có khí hấp phụ trên bề mặt, điện trở của vật liệu nhạy khí sẽ thay đổi (tăng hay giảm tùy thuộc vào bản chất của vật liệu và tính chất oxi hóa/khử của khí), nhờ vi lò phía sau, phần khí hấp phụ, sau khi được phát hiện, có khả năng giải hấp khỏi bề mặt vật liệu cảm biến. Theo thời gian, nhóm này đã phát triển nhiều loại vật liệu tiên tiến nhằm làm tăng độ nhạy, độ chọn lọc, độ hồi đáp và đặc biệt là làm giảm nhiệt độ làm việc của hệ thống. Những loại vật liệu mới chủ yếu là các dây nano bán dẫn, nano polymer... Gần đây nhất là các thử nghiệm dùng Graphene (một dạng thù hình của Các bon) trên các loại khí khác nhau.
Với kỹ thuật hàn chip lật, có thể sử dụng chính mạch in làm buồng chứa mẫu. Ảnh: Tùy Phong
Công nghệ vi chế tạo (thường gọi là MEMS) là sự phát triển sau của ngành công nghiệp vi điện tử. Ở Việt Nam, cảm biến MEMS cũng được tập trung phát triển tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các cảm biến loại này bao gồm cảm biến gia tốc (sản phẩm tiểu chuẩn gắn trên túi khí của xe hơi), cảm biến áp suất (kiểu tụ hoặc kiểu áp trở), con quay vi cơ (ứng dụng thường thấy ở tiện ích xoay màn hình của các thế hệ điện thoại thông minh, máy chụp hình kỹ thuật số…) hoặc vi cân dựa trên tinh thể Quartz.
Thiết bị mẫu phát hiện virut đa kênh  do các kỹ sư của ĐH Bách Khoa Hà Nội phát triển. Ảnh – Tùy Phong
Đơn vị thứ hai có trang thiết bị đủ tốt để triển khai các hoạt động nghiên cứu cảm biến đó là phòng thí nghiệm nano (LNT) thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM. Sản phẩm mà LNT phát triển được bao gồm các cảm biến hiệu ứng trường, các loại sàng nano và micro dùng trong y sinh. Nhờ tính khả thi cao, có thể thương mại hóa ở mức giá cạnh tranh những sản phẩm này đang có được sự quan tâm đặc biệt của một vài công ty sản xuất thiết bị y tế. Trong ảnh là thiết bị Bio-Chemistry Analyzer X7 được phát triển bởi nhóm cảm biến sinh học, do TS. Tống Duy Hiển cho phép phát hiện nhiều thông số trong máu như glucô, Hdl-Cholesterol, Cholesterol, Urea, Uric Acid Acid, Phosphatase, Alkaline Phosphatase, Amylase, Cholinesterase, Ck-Mb, Ck, GGT, Gldh, Got, Hbdh, Ldh, Lipase, Albumin, Amonia, Bilirubin,Calcium, Creatinine,…
Cảm biến khí dựa trên dây SnO2 kích thước nano. Nguồn: ITIMS_GasSensor
Đặc biệt đơn vị này phát triển riêng cấu trúc của thiết bị nhận dạng dùng cao tần (RFID), đây là thiết bị có ứng dụng rộng rãi trong dân dụng và quân sự. Thiết bị hoạt động dựa trên một chíp thể rắn được hàn dán với ăng-ten. Khi tương tác với đầu đọc thẻ hoặc bộ phát, chip RFID lấy luôn sóng cao tần làm nguồn nuôi.
Một dạng cảm biến đặc biệt khác được các kỹ sư ở đây phát triển đó là các tế bào quang điện dùng làm pin mặt trời. Cảm biến hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện (photovoltaic) có tác dụng chuyển ánh sáng mặt trời thành dòng điện. Sản phẩm được phát triển ở đây đã đạt hiệu suất tới 13% ở kích thước tấm pin là 100 x 100 mm2.
Thiết bị Bio-Chemistry Analyzer X7 trưng bày tại hội nghị IWNA, 2011. Ảnh: Tùy Phong
Ngoài hai đơn vị là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Tp.HCM, cũng có một vài cơ sở nghiên cứu khác phát triển các loại cảm biến thể rắn bao gồm Viện Khoa học Vật liệu (IMS) thuộc Viện KH&CN Việt Nam. Sản phẩm nổi bật tại cơ sở này là các loại cảm biến khí dạng khối, dùng để phát triển khí hóa lỏng và một số khí dễ cháy khác. Ngoài ra, Viện này cũng phát triển một số cảm biến điện hóa ứng dụng trong y sinh, bao gồm một hệ gồm 3 điện cực: hai điện cực tích hợp (một là điện cực làm việc, hai là điện cực đối) và một điện cực so sánh cắm ngoài
ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã đầu tư xây dựng một phòng sạch đặt tại khuôn viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Định hướng sản phẩm của dự án là các loại cảm biến điện hóa, thể rắn, nhận dạng cao tần phục vụ y sinh, môi trường. Học viện Kỹ thuật Quân sự đang có kế hoạch xây dựng phòng sạch với quy mô lớn để phục vụ nghiên cứu các loại cảm biến đặc biệt định hướng ứng dụng trong quân sự bao gồm các loại cảm biến MEMS, cảm biến sinh học và lade.
Triển khai hoạt động nghiên cứu tại LNT. Ảnh: Tùy Phong
Chúng ta có thể thấy phát triển cảm biến tại Việt Nam giống như một làn sóng đang lặng lẽ dâng lên, chậm rãi nhưng chắc chắn. Có lẽ cách đi này sẽ bền vững hơn cách đi đầu tư ngay nhà máy chế tạo hàng loạt trong khi trình độ nghiên cứu, phát triển, sản xuất và đặc biệt là quản lý sản xuất của chúng ta chưa đáp ứng chuẩn quốc tế. Nghiên cứu và chế tạo cảm biến có sự phân công bất thành văn nhưng cực kỳ chặt chẽ. Trong hệ thống đó, chúng ta nên lựa chọn những công đoạn phù hợp sao cho vừa vặn với năng lực nhưng làm gia tăng giá trị Việt trong mỗi khâu phát triển. Ngoài ra, tại một số nước phát triển, các sản phẩm cảm biến đều có sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ từ khâu phát triển ý tưởng, nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử nghiệm đến thương mại hóa.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có những quy định nêu rõ các sản phẩm được ưu tiên phát triển đến năm 2020 trong đó có thể tìm thấy rất nhiều loại cảm biến. Biết tận dụng chất xám của các nhà khoa học, biết tận dụng sự ưu đãi của Nhà nước, biết phân tích thị trường và lựa chọn thời cơ thích hợp để tung ra sản phẩm với giá cả cạnh tranh, việc chế tạo cảm biến thuần Việt xem ra không phải nhiệm vụ bất khả thi.
TS. Mai Anh Tuấn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Số 145 (1+2/2013)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

Cửa chuyên dụng bệnh viện

Cửa phòng X - Quang

Cửa đơn hay cửa đôi HS - 202  làm bằng thép không gỉ, cánh cửa được gắn bản lề bằng Inox cho phép người sử dụng có thể mở cả hai phía bên ngoài và bên trong. Cửa HS – 202 có thể sử dụng trong phòng kín vô trùng, cửa HS – 202 có thể tự động đóng mở mà ko cần dùng lực đẩy của tay hoặc dụng cụ nào. Có thể kết hợp sử dụng cửa sổ tự động để tuôn ra các khu vực điều trị khác, rất thích hợp cho những khu vực cần tránh các tia phóng xạ.

Cửa phòng mổ

Đây là hệ thống cửa tự động cao cấp phải có hệ thống gioăng phớt tốt đảm bảo độ kín, ngoài ra thường được thiết kế thêm hệ thống khóa liên động (với phòng mổ có nhiều hơn 1 cửa) để đảm bảo độ sạch cho phòng. Hệ thống cơ khí được thiết kế sao cho vận hành dễ dàng, thuận tiện cho việc đẩy băng ca bệnh nhân và lưu thông qua lại của nhân viên phòng mổ. Vật liệu thông thường được làm bằng hợp Inox hoặc bằng các vật liệu thích hợp khác có độ bền cơ khí cao, có ô kính quan sát. Bộ  điều khiển  được thiết kế thông minh, có hoặc không có chức năng kiểm soát vào ra. Kiểu mở thông thường  được chọn là kiểu quay (swing) hoặc trượt (slide). Độ mở của cửa lớn để thuận tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân và các thiết bị máy móc.Thiết bị điều khiển đóng mở cửa thường là loại công tắc không tiếp xúc, công tắc thúc cùi chỏ, công tắc đạp chân hoặc công tắc cảm biến trọng lượng ... để tăng khả năng vô trùng cho bác sỹ và nhân viên làm việc trong khu vực phòng mổ.

Cửa phòng sạch


Đây là hệ thống cửa tự động cao cấp có kết cấu gioăng phớt tốt đảm bảo độ sạch, độ kín cho phòng. Hệ thống cơ khí cửa tự động phòng hồi sức cấp cứu được thiết kế sao cho vận hành dễ dàng, thuận tiện cho việc đẩy băng ca, máy móc qua lại. Kết cấu vật liệu thường  được làm bằng khung nhôm kính  để tăng khả năng quan sát của nhân viên và bác sỹ đối với bệnh nhân. Bộ  điều khiển  được thiết kế thông minh, có hoặc không có chức năng kiểm soát vào ra. Kiểu mở của cửa thông thường được lựa chọn là kiểu trượt có thể dưới dạng 1 hoặc nhiều cánh. Thiết bị điều khiển đóng mở cửa thường là loại công tắc không tiếp xúc, công tắc thúc cùi chỏ, công tắc đạp chân hoặc công tắc cảm biến trọng lượng ... để tăng khả năng vô trùng cho bác sỹ và nhân viên làm việc trong khu vực phòng hồi sức cấp cứu.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Cửa tự động xoay tầng áp mái

Không ai nghĩ rằng chủ nhân lại dùng hệ thống cửa tự động làm hệ thống cửa sổ cho tầng áp mái ngôi nhà của mình. Không chỉ để đồ mà còn lại đem sự thích thú cho các thành viên nhí.
Bởi chỉ cần thay đổi một vài chi tiết trên nóc nhà thành cửa tự động mở ra đóng vào, không gian trên cùng của ngôi nhà sẽ biến thành một nơi có nhiều trải nghiệm thú vị cho chủ nhân.
tang-ap-mai-hien-dai-lap-cua-tu-dong-xoay
Tầng áp mái thay vì chỉ là một nhà kho chứa vật dụng gia đình được biến chuyển thành một nơi thư giãn với những cửa sổ kính là cửa tự động cách nhiệt mang lại ánh sáng ấm áp cho không gian bên trong. Ảnh: Velux.
tang-ap-mai-hien-dai-lap-cua-tu-dong-xoay2
Không gian tầng áp mái được thông thoáng nhờ vào 3 chiếc cửa sổ là loại cửa tự động xoay (134 x 140 cm). Phần khung gỗ bên trong được sơn màu trắng nhẹ nhàng. Ảnh: Roto Frank.
tang-ap-mai-hien-dai-lap-cua-tu-dong-xoay3
Cửa sổ gồm nhiều khung ghép lại với nhau đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng và nhiệt lượng cho căn phòng. Các cửa tự động xoay bên trên được bố trí theo một góc khoảng 45 độ cho chủ nhân một góc nhìn bao quát xung quanh. 
Nóc nhà và hệ thống cửa sổ tự động được phủ một lớp cách nhiệt điều khiển từ xa, Hệ thống cảm biến có thể đóng cửa tự động khi có mưa, tự điều chỉnh lưu lượng không khí. Có thể dùng hệ thống quay tay khi mất điện. 
Các tấm đá cách nhiệt ghép dày đặt được đặt lên gác mái để cách nhiệt, giúp bên trong căn phòng có một bầu không khí dễ chịu. Ảnh: Isover. Ban công dưới mái nhà với những cửa sổ gác mái từ vật liệu cách nhiệt, kèm theo là một màng lọc không khí. Ảnh: Fakro.
tang-ap-mai-hien-dai-lap-cua-tu-dong-xoay4
Mái hiên nhà được sáng tạo thành một ban công mở với các cửa tự động kính bên trên. Phần cửa tự động bên trên chịu trách nhiệm chiếu sáng cho không gian bên dưới và phần dưới đất không có tường ngăn được mở thẳng ra với không gian mặt trước tạo thành nơi thư giãn cho cả gia đình. 
Tầng áp mái được bọc một lớp vật liệu cách nhiệt siêu mỏng liên kết hài hòa với các cửa sổ. Cửa tự động tần áp mái bằng một tấm kính tròn dày 35mm giúp chiếu sáng, xung quanh là tường gỗ ấn tượng. Cách đơn giản để cung cấp ánh sáng cho tần áp mái bằng những tấm ngói bằng kính tự làm sạch theo dạng cửa sổ mini có khung thép bao quanh. 

Rèm tự động hiện đại

Đối với những công trình với chi phí đầu tư khá cao, các thiết bị trong nhà được tất nhiên cũng cần được yêu cầu phải “thông minh” hơn.

Hòa cùng xu hướng này, các công trình cao cấp khác như khách sạn, nhà hàng và tiêu biểu là chung cư cao cấp cũng đang coi việc tự động hóa đóng mở rèm cửa, có các bộ rèm cao cấp là một tiêu chuẩn mới.


 



Biệt thự cấp cao đòi hỏi nội thất cũng thuộc hạng "cao cấp, hiện đại".

 


Rèm tự động hiện có trên thị trường Việt Nam rất phong phú, loại giá cả vừa phải của Trung Quốc, Đài Loan; loại cao cấp hơn dùng động cơ của Pháp, Nhật, mà tiêu biểu với các loại rèm cao cấp, rèm cửa tự động của Màn Cửa Hạnh Phúc.

Các nhà sản xuất trong nước hiện nay cũng bắt đầu thiết kế và cho ra mắt các dòng sản phẩm này, rèm tự động với nhiều đặc điểm nổi bật như: hẹn giờ tự đóng mở, điều khiển từ xa, điều khiển bằng công tắc gắn tường, mất điện có thể dùng bằng tay như cách truyền thống, với nhiều mẫu rèm cửa tự động có thể điều khiển lên xuống, mang lại sự linh hoạt, hiện đại cho nội thất.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Cửa cánh kính cường lực


Cửa kính đóng mở tự động Ritsn

Trong xã hội văn minh hiện đại, cửa là một bộ phận không thể thiếu được trong 

từng công trình kiến trúc. Nhưng hầu hết những  loại cửa bình thường  mà chúng ta 
hay dùng hiện nay lại có những nhược điểm gây phiền toái cho người sử dụng đó 
là: cửa thường chỉ đóng mở dược khi có tác động của con người vào nó. 



Việc thiết kế ra một loại cửa tiện ích hơn, đa năng hơn, phục vụ tốt hơn cho 
đời sống con người là tất yếu và vô cùng cần thiết. Do vậy, cần thiết kế ra một loại 
cửa tự động khắc phục tốt những nhược điểm của cửa thường. Xuất phát từ yêu cầu 
đó, cửa tự động được thiết kế là để tạo ra được loại của vùa duy trì những yêu cầu 
trước  đây,  vừa  khắc  phục  những  nhược  điểm  của  cửa  thông  thường. Vì  khi  sử 
dụng cửa tự động người dùng hoàn toàn không phải tác dụng trực tiếp lên cánh cửa 
mà cửa vẫn tự đọng mở theo ý muốn của mình . 
     Với tính năng này, cửa tự động mang lại những thuận lợi lớn cho người sử dụng 
như : Nếu người dùng cửa đang bận việc gì đó thì cửa tự động không những chỉ 
tạo cảm giác thoải mái mà thực sự đó giúp người dùng, tạo thuận lợi cho người 
hoàn  thành  công  việc  mà  không  bị  cản  trở.  Sử  dụng  cửa  tự  động  sẽ  giúp người dùng nó đỡ tốn thời gian để đóng mở cửa. Cửa tự động rõ ràng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng, loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngại, khó chịu như khi dùng 
cửa thường. 

    Đặc biệt, ở những nơi công cộng, công sở, cửa tự động ngày càng phát huy ưu 
điểm, đó là vì cửa tự động sẽ giúp cho lưu thông qua cửa nhanh chóng dễ dàng.   
Đặc  biệt,  ở  những  nơi  công  cộng,  công  sở,  cửa  tự  động  ngày  càng 
phát huy ưu điểm. Đó là vì cửa tự động sẽ giúp cho lưu thông qua cửa nhanh chóng 
dễ dàng, cũng như sẽ giảm đi những va chạm khi nhiều người cùng sử dụng chung 
một cánh cửa. 

Thêm vào đó, hiện nay hệ thống máy lạnh dược sử dụng khá rộng rãi ở những 
nơi công sở, công cộng. Nếu ta dùng loại cửa bình thường thì phải đảm bảo cửa 
luôn đóng khi không có người qua lại để tránh thất thoát hơi lạnh ra ngoài gây lãng phí. Thế nhưng điều này trong thực tế lại rất khó thực hiện vì ý thức của mỗi người 
ở nơi công cộng là rất khác nhau. Do đó, cửa tự động, với tính chất luôn đóng 
khi không có người qua lại đã đáp ứng được tốt yêu cầu này. 

Chính vì những ưu điểm nổi bật của cửa tự động mà chúng ta càng phải phát 
triển ứng dụng nó rộng rãi hơn, đồng thời nghiên cứu để cải tiến và nâng cao chất 
lượng hoạt động của cửa tự động để nó ngày càng hiện đại hơn, tiện ích hơn. 

Để hiểu một cách chính xác và cụ thể về cửa tự động, cần thiết phải tìm hiểu thực tế cửa đóng mở tự động, hoạt động, hình dáng, cấu tạo của cửa tự động. Từ mô hình này ta có thể quan sát và tìm hiểu hoạt động của cửa tự động, cũng như có thể lường trước những khói khăn có thể gặp phải khi chế tạo cửa tự động trên thực tế. Cũng từ mô hình có thể thấy được ưu nhược điểm của thiết kế mà từ đó khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh thiết kế cánh cửa ưu việt hơn, hoàn thiện hơn cho con người.