Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Bàn công nghệ cao Bàn công nghệ cao

Bàn công nghệ cao Bàn công nghệ cao
Cập nhật: 2/02/2014, 10:51:20 SA
Khi một nhóm nhỏ cùng làm việc chung quanh một chiếc máy tính thì họ cũng vẫn phải thực hiện một khối lượng di chuyển lớn để có một góc nhìn tốt hoặc để điều khiển bàn phím hoặc chuột máy tính. Hãng Mitsubishi vừa đưa ra một công nghệ mới nhằm giúp cho công việc nhóm này trở nên dễ dàng hơn bằng cách vay mượn một vài ý tưởng từ một đồ đạc rất phổ thông: một chiếc bàn.

Khi một nhóm nhỏ cùng làm việc chung quanh một chiếc máy tính thì họ cũng vẫn phải thực hiện một khối lượng di chuyển lớn để có một góc nhìn tốt hoặc để điều khiển bàn phím hoặc chuột máy tính. Hãng Mitsubishi vừa đưa ra một công nghệ mới nhằm giúp cho công việc nhóm này trở nên dễ dàng hơn bằng cách vay mượn một vài ý tưởng từ một đồ đạc rất phổ thông: một chiếc bàn.
Thiết bị có tên là DiamondTouch của Mitsubitshi là một chiếc bàn công nghệ cao với mặt bàn chính là một màn hình máy tính. Những người dùng sẽ ngồi chung quanh chiếc bàn này và sử dụng các ngón tay của họ để tạo ra hoặc điều khiển các vật thể ảo được chiếu trên đó. Thiết bị này sẽ biết được ngón tay của người nào đang điều khiển nhờ vào những dòng điện nhỏ chạy qua những chiếc ghế.

Ông Masakazu Furuichi, Giám đốc kỹ thuật của Mitsubisshi, hy vọng rằng DiamondTouch sẽ trở thành một công cụ được sử dụng trong các trò chơi, công việc quản lý, giáo dục và những lĩnh vực khác đòi hỏi phải có sự tương tác trực giác và đồng thời giữa nhiều người.

Tuy nhiên, để điều đó có thể trở thành hiện thực thì Mitsubishi sẽ phải tìm cách giảm giá thành của thiết bị bởi hiện mức giá của nó còn khá cao, ước tính khoảng 10 nghìn USD mỗi chiếc.

Ông Furuichi nói: “Đó là một cách làm việc với máy tính trong tương lai, không cần tới bàn phím hoặc con chuột. Mọi người có thể sử dụng nó một cách rất dễ dàng, kể cả những người già và những người không thích dùng máy tính”.

Cách thức hoạt động của thiết bị này rất dễ hiểu: một màn hình phẳng 42 inch, bao phủ gần như toàn bộ diện tích 47 inch mặt bàn, có một loạt các ăng-ten, hoặc những cảm biến tiếp xúc dẫn điện, được nhúng vào bề mặt của nó. 

Mỗi người dùng, với tối đa là năm người, ngồi trên một tấm đệm có một dòng điện với điện thế cực thấp, và không thể phát hiện, chạy qua. Dòng điện này sẽ chạy qua cơ thể những người dùng. Hệ thống sẽ nhận diện được dòng điện độc nhất của mỗi người dùng, và như thế nó sẽ biết được ai là người chạm vào bề mặt màn hình. Những tín hiệu này được kết nối với một máy tính và máy tính này sẽ chuyển tiếp những hình ảnh từ một máy chiếu bên trên xuống mặt bàn. Những dấu hiệu từ mỗi người dùng sẽ được hiển thị trên mặt bàn bằng những mầu khác nhau.

Thiết bị DiamonTouch không hề rẻ, và nó cũng chỉ được sản xuất theo đơn đặt hàng. Mức giá của nó cũng sẽ chưa thể hạ thấp ngay được chừng nào nhu cầu về sản phẩm này đủ để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt.

Một số công ty khác cũng đang khai thác loại hình máy tính mặt bàn này. HP Lab, trung tâm nghiên cứu của Hewlett-Packard gần đây cũng đã giới thiệu một phiên bản bàn cảm ứng tiếp xúc, mặc dù sản phẩm này vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
                                                                                                                              (Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét