Ngày nay các giải pháp điều khiển, bật tắt các thiết bị điện từ xa dù dùng nhiều công nghệ khác nhau, giá cả cũng từ đó mà khác nhau rất nhiều. Vậy nhưng cái đích cuối cùng của bất cứ giải pháp nào cũng là đem đến những tiện ích thông minh và tiện dụng cho người dùng có thể kiểm soát được các thiết bị dù ở bất cứ đâu. Do vậy, chúng ta nên có những lựa chọn thông minh để tìm cho mình 1 giải pháp thích hợp nhất. Để có thể chọn 1 giải pháp ưng ý nhất thì bạn hãy tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!
Lưu ý 1: Bạn cần dùng giải pháp điều khiển, bật tắt từ xa những thiết bị gì?
Dù công nghệ sản xuất và ứng dụng của mỗi nhãn hàng là khác nhau nhưng tựu chung lại thì các bên đều căn cứ vào nguyên lý hoạt động của sóng radio RF (bước sóng dài) và sóng hồng ngoại IR (bước sóng ngắn) của các thiết bị điện để sản xuất ra các thiết bị điều khiển phù hợp. Do vậy, khi bạn cần điều khiển từ xa các thiết bị điện của mình thì đầu tiên bạn cần xác định xem nhu cầu của bạn muốn điều khiển các thiết bị hoạt động bằng sóng RF hay sóng IR?
Để dễ hình dung nhất về vấn đề này bạn có thể chú ý đến remote dùng để điều khiển. Những thiết bị nào khi bạn điều khiển cần phải trỏ thẳng remote vào thiết bị thì đó chính là những thiết bị dùng sóng hồng ngoại. Một dấu hiệu nhận biết nữa chính là remote khi bấm sẽ phát ra 1 tia sáng màu hồng. Ví dụ: tivi, máy điều hòa, âm ly, đầu đĩa, loa,… Vì tính chất IR là bước sóng ngắn nên chúng ta không thể điều khiển xuyên tường. Bên cạnh đó các thiết bị dùng sóng RF thì chúng ta có thể điều khiển ở khoảng cách xa hơn, có thể xuyên tường được dễ dàng. Ví dụ: cửa cuốn, công tắc cảm ứng, ổ điện thông minh,…
Điều đáng lưu ý là nếu bạn chỉ cần điều khiển các thiết bị dùng remote hồng ngoại thì bạn hoàn toàn có thể chọn 1 giải pháp tiết kiệm hơn rất nhiều. ( Một trong những thiết bị điều khiển sóng hồng ngoại giá siêu tiết kiệm là Broadlink RM mini 3). Do vậy, bạn nên thống kê số thiết bị dùng sóng hồng ngoại và radio trong gia đình của bạn để cung cấp cho bên bán hàng tư vấn cho bạn những giải pháp lắp đặt phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thống kê số thiết bị không dùng remote mà bạn vẫn muốn điều khiển từ xa như: modem wifi, bàn ủi, nồi cơm điện, bếp điện,… để trang bị thêm các ổ cắm bật tắt, hẹn giờ từ xa như ổ cắm SmartZ SK1 hay ổ cắm SP mini Broadlink,…
Từ những phân tích trên, bạn hãy thống kê những thiết bị bạn cần điều khiển và chúng thuộc chủng loại nào để cung cấp cho bên bán hàng báo giá cho bạn những thiết bị phù hợp nhất, tránh việc đầu tư dư thừa, tốn kém.
Dù công nghệ sản xuất và ứng dụng của mỗi nhãn hàng là khác nhau nhưng tựu chung lại thì các bên đều căn cứ vào nguyên lý hoạt động của sóng radio RF (bước sóng dài) và sóng hồng ngoại IR (bước sóng ngắn) của các thiết bị điện để sản xuất ra các thiết bị điều khiển phù hợp. Do vậy, khi bạn cần điều khiển từ xa các thiết bị điện của mình thì đầu tiên bạn cần xác định xem nhu cầu của bạn muốn điều khiển các thiết bị hoạt động bằng sóng RF hay sóng IR?
Để dễ hình dung nhất về vấn đề này bạn có thể chú ý đến remote dùng để điều khiển. Những thiết bị nào khi bạn điều khiển cần phải trỏ thẳng remote vào thiết bị thì đó chính là những thiết bị dùng sóng hồng ngoại. Một dấu hiệu nhận biết nữa chính là remote khi bấm sẽ phát ra 1 tia sáng màu hồng. Ví dụ: tivi, máy điều hòa, âm ly, đầu đĩa, loa,… Vì tính chất IR là bước sóng ngắn nên chúng ta không thể điều khiển xuyên tường. Bên cạnh đó các thiết bị dùng sóng RF thì chúng ta có thể điều khiển ở khoảng cách xa hơn, có thể xuyên tường được dễ dàng. Ví dụ: cửa cuốn, công tắc cảm ứng, ổ điện thông minh,…
Điều đáng lưu ý là nếu bạn chỉ cần điều khiển các thiết bị dùng remote hồng ngoại thì bạn hoàn toàn có thể chọn 1 giải pháp tiết kiệm hơn rất nhiều. ( Một trong những thiết bị điều khiển sóng hồng ngoại giá siêu tiết kiệm là Broadlink RM mini 3). Do vậy, bạn nên thống kê số thiết bị dùng sóng hồng ngoại và radio trong gia đình của bạn để cung cấp cho bên bán hàng tư vấn cho bạn những giải pháp lắp đặt phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thống kê số thiết bị không dùng remote mà bạn vẫn muốn điều khiển từ xa như: modem wifi, bàn ủi, nồi cơm điện, bếp điện,… để trang bị thêm các ổ cắm bật tắt, hẹn giờ từ xa như ổ cắm SmartZ SK1 hay ổ cắm SP mini Broadlink,…
Từ những phân tích trên, bạn hãy thống kê những thiết bị bạn cần điều khiển và chúng thuộc chủng loại nào để cung cấp cho bên bán hàng báo giá cho bạn những thiết bị phù hợp nhất, tránh việc đầu tư dư thừa, tốn kém.
Lưu ý 2: Bạn có thích tự mình làm chủ các thiết bị điều khiển, bật tắt từ xa hay bạn muốn ủy quyền cho 1 đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp?
Đối với yếu tố này, có rất nhiều khách hàng thích tự mình làm chủ các thiết bị, bên cạnh đó có rất nhiều khách hàng thích có đội ngũ lắp đặt hỗ trợ trọn gói, sau đó chỉ cần sử dụng. Hai hướng này đều có những ưu điểm và nhược điểm.
Nếu bạn thích làm chủ các thiết bị từ đầu đến cuối thì bạn sẽ có thể tiết kiệm 1 khoảng tiền kha khá khi tự tay mình bố trí & lắp đặt các thiết bị thông minh trong nhà. Việc này còn giúp cho bạn hạn chế được việc người ngoài “đụng tay đụng chân” vào ngôi nhà của bạn. Việc bạn làm chủ các thiết bị của bạn từ khâu chọn lựa, cấu hình đến sử dụng còn giúp cho bạn dễ dàng điều chỉnh hoặc thay đổi vị trí lắp đặt khi cần thiết. Việc cấu hình & tạo lập các ứng dụng theo mục đích sử dụng của bạn hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Nếu bạn thích được hỗ trợ lắp đặt mọi thứ rồi chỉ sử dụng thì bạn sẽ được cấu hình hoàn tất từ đầu. Như vậy bạn sẽ đỡ tốn sức, đỡ tốn thời gian tìm hiểu và tự tay mày mò làm mọi thứ. Tuy nhiên bạn sẽ khó khăn trong quá trình hiểu rõ tính năng và cấu hình sản phẩm. Đặc biệt mỗi khi có sự cố hoặc bạn cần mở rộng hay thay đổi vị trí lắp đặt thì bạn lại cần gọi cho bên nhà cung cấp để hỗ trợ. Và chắc chắn hướng này sẽ tốn thời gian liên hệ và tốn kém nhiều chi phí khác buộc bạn phải bỏ ra số tiền nhiều hơn.
Tất cả các nhãn hiệu nhà thông minh hiện tại đều có 1 đội ngũ kỹ thuật lành nghề luôn sẵn sàng đến khảo sát và hỗ trợ khách hàng lắp đặt. Do vậy nếu bạn muốn được lắp đặt trọn gói để bạn chỉ sử dụng thì bạn dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa gói dịch vụ ở bất cứ nhà cung cấp nào. Còn nếu bạn muốn sở hữu 1 giải pháp mà bạn có thể tự tay mình làm chủ từ đầu đến cuối thì bạn hơi khó tìm hơn. Chỉ có những nhãn hiệu nào đi theo hướng D.I.Y (Do It Yourself) và có các thư viện hỗ trợ cấu hình (video, file, sổ hướng dẫn,…) thì bạn sẽ tự mình cài đặt và sử dụng. (Bạn có thể tham khảo 1 số dòng thiết bị theo phương thức D.I.Y tại đây).
Đối với yếu tố này, có rất nhiều khách hàng thích tự mình làm chủ các thiết bị, bên cạnh đó có rất nhiều khách hàng thích có đội ngũ lắp đặt hỗ trợ trọn gói, sau đó chỉ cần sử dụng. Hai hướng này đều có những ưu điểm và nhược điểm.
Nếu bạn thích làm chủ các thiết bị từ đầu đến cuối thì bạn sẽ có thể tiết kiệm 1 khoảng tiền kha khá khi tự tay mình bố trí & lắp đặt các thiết bị thông minh trong nhà. Việc này còn giúp cho bạn hạn chế được việc người ngoài “đụng tay đụng chân” vào ngôi nhà của bạn. Việc bạn làm chủ các thiết bị của bạn từ khâu chọn lựa, cấu hình đến sử dụng còn giúp cho bạn dễ dàng điều chỉnh hoặc thay đổi vị trí lắp đặt khi cần thiết. Việc cấu hình & tạo lập các ứng dụng theo mục đích sử dụng của bạn hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Nếu bạn thích được hỗ trợ lắp đặt mọi thứ rồi chỉ sử dụng thì bạn sẽ được cấu hình hoàn tất từ đầu. Như vậy bạn sẽ đỡ tốn sức, đỡ tốn thời gian tìm hiểu và tự tay mày mò làm mọi thứ. Tuy nhiên bạn sẽ khó khăn trong quá trình hiểu rõ tính năng và cấu hình sản phẩm. Đặc biệt mỗi khi có sự cố hoặc bạn cần mở rộng hay thay đổi vị trí lắp đặt thì bạn lại cần gọi cho bên nhà cung cấp để hỗ trợ. Và chắc chắn hướng này sẽ tốn thời gian liên hệ và tốn kém nhiều chi phí khác buộc bạn phải bỏ ra số tiền nhiều hơn.
Tất cả các nhãn hiệu nhà thông minh hiện tại đều có 1 đội ngũ kỹ thuật lành nghề luôn sẵn sàng đến khảo sát và hỗ trợ khách hàng lắp đặt. Do vậy nếu bạn muốn được lắp đặt trọn gói để bạn chỉ sử dụng thì bạn dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa gói dịch vụ ở bất cứ nhà cung cấp nào. Còn nếu bạn muốn sở hữu 1 giải pháp mà bạn có thể tự tay mình làm chủ từ đầu đến cuối thì bạn hơi khó tìm hơn. Chỉ có những nhãn hiệu nào đi theo hướng D.I.Y (Do It Yourself) và có các thư viện hỗ trợ cấu hình (video, file, sổ hướng dẫn,…) thì bạn sẽ tự mình cài đặt và sử dụng. (Bạn có thể tham khảo 1 số dòng thiết bị theo phương thức D.I.Y tại đây).
Lưu ý 3: Bạn có quan tâm đến vấn đề khả năng mở rộng/ thay đổi các thiết bị 1 cách linh hoạt theo thời gian hay không?
Những giải pháp nhà thông minh có công nghệ lắp đặt phức tạp, phụ thuộc vào kỹ thuật viên nhiều thường kéo theo hệ quả khó mở rộng hoặc thay đổi thiết bị khi cần thiết. Ngược lại, các hệ thống được sản xuất theo hướng người dùng tự lắp đặt & tự kiểm soát thì bạn hoàn toàn mở rộng hay thay đổi theo thời gian 1 cách dễ dàng. Trong bài viết này, the gioi sang tao.vn xin được để cập sâu hơn về giải pháp D.I.Y có khả năng mở rộng linh hoạt. Phương thức kết nối linh hoạt còn giúp cho bạn đầu tư dần dần 1 cách hợp lý. Vì bạn có thể tự làm chủ các thiết bị của mình nên bạn có thể tự tay thêm mới hoặc thay đổi chúng. Nhờ đó bạn không nhất thiết phải trang bị cùng 1 lúc nguyên cả hệ thống. Khi bạn xây dựng thêm phòng mới hoặc sắm sửa thêm các thiết bị mới trong nhà thì bạn cũng dễ dàng mở rộng thêm các thiết bị điều khiển từ xa.
Những giải pháp nhà thông minh có công nghệ lắp đặt phức tạp, phụ thuộc vào kỹ thuật viên nhiều thường kéo theo hệ quả khó mở rộng hoặc thay đổi thiết bị khi cần thiết. Ngược lại, các hệ thống được sản xuất theo hướng người dùng tự lắp đặt & tự kiểm soát thì bạn hoàn toàn mở rộng hay thay đổi theo thời gian 1 cách dễ dàng. Trong bài viết này, the gioi sang tao.vn xin được để cập sâu hơn về giải pháp D.I.Y có khả năng mở rộng linh hoạt. Phương thức kết nối linh hoạt còn giúp cho bạn đầu tư dần dần 1 cách hợp lý. Vì bạn có thể tự làm chủ các thiết bị của mình nên bạn có thể tự tay thêm mới hoặc thay đổi chúng. Nhờ đó bạn không nhất thiết phải trang bị cùng 1 lúc nguyên cả hệ thống. Khi bạn xây dựng thêm phòng mới hoặc sắm sửa thêm các thiết bị mới trong nhà thì bạn cũng dễ dàng mở rộng thêm các thiết bị điều khiển từ xa.
Link gốc: w w w . thegioisangtao.vn/blogs/news/3-diem-luu-y-khi-chon-giai-phap-dieu-khien-bat-tat-cac-thiet-bi-dien-tu-xa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét